Quy trình lắp đặt bể Khí Sinh Học composite

hầm gas xử lý chất thải

1   Chọn kích thước hầm khí sinh học (Biogas) phù hợp với mô hình chăn nuôi.

Đây là công việc hết sức quan trọng bước đầu định hướng đầu từ công trình khí sinh học. Đòi hỏi cán bộ kỹ thuật cần hiểu rõ để tư vấn ban đầu cho chủ đầu tư xây dựng công trình khí sinh học. Xây dựng được hầm Biogas phù hợp với mô hình chăn nuôi sẽ đảm bảo được lượng khí sinh học thu được trên một đơn vị đo của chất thải là lớn nhất. Đảm bảo chất thải sau hầm biogas hợp vệ sinh môi trường, chi phí đầu tư xây dựng cho một hầm biogas là nhỏ nhất.

–  Yêu cầu chung là lượng chất thải có thời gian lưu trong hầm tối thiểu phải được 30 ngày trở lên. Vì vậy chủ đầu tư cần lựa chọn xây dựng công trình có thể tích phù hợp với lượng chất thải đàn gia súc thải ra. Nếu sử dụng công trình nhỏ quá dẫn đến tình trạng công trìnhhầm biogas không xử lý hết chất thải trong ngăn sinh khí. Còn nếu hầm biogas quá lớn dẫn đến lãng phí chi phí đầu tư.  

Hầm đường kính 2,9m           (Quy mô 15 –  65 con heo thịt)

Hầm đường kính  2,4m (Quy mô 10 – 40 con heo thịt)

Hầm đường kính 2,25m Quy mô 7 – 30 con heo thịt)

Hầm đường kính  1,9m           Quy mô 1 – 15 con heo thịt)

2.2 Quy cách đào hố chôn hầm Khí sinh học biogas:

Vì sản phẩm có thiết kế là hình cầu, ta đào hố có hình trụ tròn (Giống như đào giếng ) Phía đáy hố đào lượng lòng chảo. tuỳ theo từng kích thước sản phẩm ta đào hố cụ thể như sau:

Hầm đường kính 2,9m           (Rộng 3,2m; sâu 3,3m)

Hầm đường kính  2,4m (Rộng 2,7m; sâu 2,8m)

Hầm đường kính 2,25m (Rộng 2,5m; sâu 2,6m)

Hầm đường kính  1,9m           (Rộng 2,2m; sâu 2,3m)

Khi đào hố, hố đào phải cách chân móng các công trình khác tốt thiểu 0,4 mét. Hố đào hình tròn (như đào giếng)kích thước hố đào như sau:

  • ĐK = 2R + 0,4  (ĐK: đường kính hố đào; R: bán kính hầm biogas)
  • S1 = R + 0,4 ( S1: chiều sâu thẳng đứng )
  • S2 = R       ( S2 : chiều sâu đáy hố hình vòng cung)

Chú Ý: Chiều sâu của hố đào được tính từ mặt nền chuồng nuôi.               

– Không để gạch đá quanh miệng hố đào

– Đất đào từ hố để cách miệng ít nhất 2 mét.

Những địa hình là núi đá đào hố tuy không bị lở nhưng lưu ý phải đào sâu hơn số đo trên từ 30 cm trở lên sau đó tiến hành trải lớp cát có độ dày > 30cm dưới đáy hố đào để bảo vệ hầm không bị vỡ.

Hình ảnh : Lỗ đào hầm hình tròn lượn lòng chảo.

        Chú ý : Khi đào chiều sâu của hố phải thay đổi theo độ cao của nên chuồng trại để khi rửa chuồng phân có thể chảy vào bể, và nước thải từ bể có thể chảy ra ngoài. Đối với những vùng đất lún, vùng đất cát nơi có nhiều mạch nước, hố đào bị lở sụp để đảm bảo thi công được thì phải đào hố rộng hơn đảm bảo có thể hạ bể.

  1. Quy trình lắp ghép

   Bước thứ 1: Mài vệ sinh phần lắp ghép các chi tiết.

          Dùng máy mài vệ sinh sạch vành ghép của nắp trên và đáy dưới, mài xung quanh hai bên để ghép cột áp, mài chỗ khoan lắp ống dẫn khí.

Bước thứ 2: Pha nhựa ghép,Pha nhựa polyester trộn với bột hỗn hợp, Sau đó lấy ½ số lượng bột hỗn hợp trên cho vào xô và trộn thêm 2-3 nắp chai chất đóng rắn (nếu thời tiết nóng pha 2 nắp) rồi đánh thật đều.

Hình ảnh : Pha keo gắn

Bước thứ 3 : Ghép sản phẩm.

          Trước tiên khoan lỗ lấy khí tại đỉnh chóp cầu trên ( Phần bầu khí ) đường khí lỗ khoan 3cm dùng ren trong và ren ngoài Ф21 vặn trên dưới sau đó dùng nhựa composite phù kín các khe hở. Tiếp tục ta ghép hai nửa đáy và nắp với nhau trước và định vị lại bằng bulong, ( bu lông 4*8)  chia quả ra làm 8 phần để khoan lỗ định vị, Dùng que tre trẻ nhỏ chèn vào giữa tạo khe hở giữa phần đáy bể và phần bầu nắp sau đó một người bên trong nhét bôi bột hỡn hợp đã pha vào vành ghép. Người bên ngoài rút nêm tre và vít ống chặt. Tiếp đó ta ghép đến 2 cột áp, đối với ghép hai cột áp thì bôi keo lên bề mặt ghép trước rồi ghép với thân sau đó giữ chặt để 1 lúc chờ keo khô, tuyệt đối không được vít ống vào vị trí này vì sau thời gian sắt sẽ bị ôxi hoá, bị axit ăn mòn dẫn đến hở khí

Hình ảnh : Pha keo gắn

Bước thứ 3 : Ghép sản phẩm.

          Trước tiên khoan lỗ lấy khí tại đỉnh chóp cầu trên ( Phần bầu khí ) đường khí lỗ khoan 3cm dùng ren trong và ren ngoài Ф21 vặn trên dưới sau đó dùng nhựa composite phù kín các khe hở. Tiếp tục ta ghép hai nửa đáy và nắp với nhau trước và định vị lại bằng bulong, ( bu lông 4*8)  chia quả ra làm 8 phần để khoan lỗ định vị, Dùng que tre trẻ nhỏ chèn vào giữa tạo khe hở giữa phần đáy bể và phần bầu nắp sau đó một người bên trong nhét bôi bột hỡn hợp đã pha vào vành ghép. Người bên ngoài rút nêm tre và vít ống chặt. Tiếp đó ta ghép đến 2 cột áp, đối với ghép hai cột áp thì bôi keo lên bề mặt ghép trước rồi ghép với thân sau đó giữ chặt để 1 lúc chờ keo khô, tuyệt đối không được vít ống vào vị trí này vì sau thời gian sắt sẽ bị ôxi hoá, bị axit ăn mòn dẫn đến hở khí

Hình ảnh: Khoan lỗ thông khí tại đỉnh chóp cầu.

Hình ảnh : Đổ keo lấp kín các khe hở của rốn thu khí.

Ảnh : Khoan định vị ghép 2 nửa bở ống 4×8.

Ảnh : Nhét nêm gỗ tạo khe hở nhét keo từ bên trong ra.

Ảnh : Ghép hai nửa nhét keo từ trong ra ngoài vít bulong.

Hình ảnh: Mài sạch mối ghép hai tai.

Hình ảnh : Đắp keo vào ba via tai ghép.

Hình ảnh : Đắp keo vào ba via tai ghép.

Chú ý :

  • Khi ghép yêu cầu phải miết các vết ghép thật kỹ, cả bên trong và bên ngoài, tránh hở sẽ để lọt khí ra ngoài.

Bước thứ 4: Hạ sản phẩm xuống hố.

Sau khi ghép xong, chờ cho các vết ghép đã khô cứng thì tiến hàng hạ sản phẩm xuống hố (thời gian khô keo thông thường khoảng 10 phút). Trước khi hạ sản phẩm phải kiểm tra thật kỹ trong hố xem có vật nhọn, vật cứng đáy hố không, Nếu đáy hố là đất có sỏi, đá, thì lấy cát lót đáy bể đệm khoảng 15 cm.

hạ hầm

Bước thứ 5: Cân chỉnh hầm biogas và thử độ kín, áp bể.

Sau khi hạ bể xuống hố cân chỉnh bể như sau: Đặt bể lấy vành ghép hai nửa trên làm vạch  thăng bằng ta chỉ cho bể cân thăng bằngtrong hố

  Bước thứ 6: Bơm nước vào bể thử lại các mối ghép xem có bị hở hay không, và để cân chỉnh giữ Hầm Biogas trong quá trình lấp đất. Quy trình lấp đất hầm khí sinh học được thực hiện dần dần, sử dụng dụng cụ thô sơ như cuốc xẻng để thực hiện là tốt nhất vì như vậy sẽ làm cho đất được nhét kín các khe hở giữa hố đào và hầm KSH, Tránh dùng máy múc những khối đất lớn đổ nên hầm làm hầm có thể bị nất vỡ hoặc gầu múc của máy chọc thủng hầm Biogas. Quy trình lấp đất này phải được thực hiện ngay khi hạ Hầm KSH xuống hố, Tránh tình trạng không lấp bể để nước bên ngoài ngấm vào hố gây nên tình trạng nổi Hầm KSH.

 Khi lấp đất đến gần đỉnh bầu khí ta tiến hàng lắp đường ống dẫn Phân vào và đường thoát phân.

  • Sử dụng ống nhựa dẫn nước thải đường kính 110mm dẫn từ chồng trại vào đầu vào cửa Hầm KSH và dẫn từ bể thoát của Hầm KSH ra ngoài.
  • Cửa vào + cửa ra miệng của bể áp ta đổ 2 tấm đan bê tông độ dầy từ 5 cm trở nên để đậy.

Hình ảnh : Bơm nước chỉnh Hầm thăng bằng., lấp đất.

Hình ảnh : Lấp đất kín toàn bộ hầm khí, lắp đường dây dẫn khí.

III.      LẮP CÁC THIẾT BỊ SỬ DỤNG KHÍ SINH HỌC.

  • Nếu từ hầm KSH đến nơi sử dụng trong khoản dưới 20 mét lắp đường dây dẫn khí từ hầm lên sử dụng bằng ống HDPE đường kính Φ20 theo đường vòng cung đến của lọc khí. Vì trong khí từ hầm KSH lên có cả hơi nước nên khi sử dụng ống mền HDPE lắp hình vòng cung hơi nước sau khi ngưng tụ lại sẽ tự chạy ngược lại vào Hầm KSH còn một đầu sẽ được chảy vào đến chân Bình Lọc Khí, Đầu ống ở chân bình lọc khí ta có thể rút ống ra và vảy hết nước ngưng tụ. Nếu nơi đặt hầm KSH đến nơi các thiết bị sử dụng trên 20m hoặc không có điều kiện nắp theo đường hình cung thì sau một thời gian sử dụng nược ngưng đọng trong ống dẫn khí ta dùng gậy nâng ống dốc nươcs về lại Hầm KSH.
  • Từ ống HDPE nắp thu nhựa xuống để cắm ống D8 sau đó dẫn vào Hộp lọc khí và từ cửa ra của hộp lọc khí được dẫn bởi ống D8 ra các thiết bị sử dụng, như Đèn ga, bếp đôi, bếp đơn… 
  • Sơ đồ lắp đặt tiêu chuẩn được khuyến cáo:
  • Lưu ý: Với những thiết bị không có hệ thống đánh lửa tự động, phải mồi lửa thì ta nên để ngọn lửa vào trước sau đó mới mở van khí, tránh làm ngược lại ngọn lửa sẽ bùng cao,.. gây nguy hiểm cháy nổ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *